Thị trường Việt Nam, đồ gỗ nội thất được làm từ 5 loại gỗ công nghiệp chiếm ưu thế vượt trội về chất lượng và số lượng, đáng chú ý gồm: MFC, MDF và HDF. Gỗ Plywood, Ván gỗ nhựa. Cả 5 loại đều có những tính chất và các đặc điểm khác nhau phù hợp với nhiều yêu cầu của khách hàng. Hãy Cùng Nội Thất Phạm Nam tìm hiểu những thông tin hữu ích về các loại gỗ công nghiệp này nhé.
1. Gỗ MFC (gỗ ván dăm)
- Dòng gỗ công nghiệp MFC khá được người dùng ưa thích sử dụng, MFC thường được chia làm 02 loại là MFC thường với MFC chống ẩm, và giá ván MFC chống ẩm cao hơn loại thường. Điều này cũng khá dễ hiểu, khi MFC chống ẩm được các chuyên gia về vật liệu gỗ khuyến cáo sử dụng trong những môi trường ẩm ướt.
- Gỗ MFC - Ván dăm là loại gỗ nhân tạo được tạo từ nguyên liệu gỗ rừng trồng như bạch đàn, keo, cao su.. với đặc điểm có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng và phong phú về chủng mẫu. Mặt ván được phủ bằng những mẫu vật liệu trang trí khác nhau: melamine, veneer (gỗ lạng)... Gỗ MFC chủ yếu dùng trong các sản phẩm nội thất, các không gian như văn phòng, chung cư cho thuê . Ván gỗ được chế tạo bằng công đoạn ép dăm gỗ đã trộn keo, tương tự như MDF nhưng gỗ được xay thành dăm nên chúng thường mang chất lượng kém hơn so với ván sợi.
2. Gỗ MDF
- Thành phần chính tạo nên gỗ MDF là các loại gỗ vụn, cành cây, nhánh cây…cho vào máy đập nhỏ. Sau đó được nghiền nát bằng máy, tạo thành các sợi gỗ nhỏ. Sau đó sợi gỗ được đưa qua bồn làm sạch để rửa trôi hết tạp chất, khoáng chất nhựa còn sót lại. Sau đó được đưa vào máy trộn có sẵn keo và các chất kết dính chuyên dụng nén thành nguyên tấm có độ dày khác nhau từ 2,5 đến 25mm.
- Trên thị trường hiện nay có hai loại gỗ MDF phổ biến dùng cho sản phẩm nội thất là MDF trơn và MDF chống ẩm.
+ MDF trơn: Khi sử dụng thường được sơn PU.
+ MDF chống ẩm: Cũng thuộc loại Mdf trơn nhưng được trộn keo chịu nước trong quá trình sản xuất. Mdf chống ẩm được sử dụng ở nơi có khả năng tiếp xúc với nước hoặc độ ẩm cao như tủ bếp hay tủ lavabo…
Ưu điểm của gỗ MDF:
- Hạn chế tối đa tình trạng cong vênh, co ngót hoặc mối mọt như gỗ tự nhiên
- Dễ kết hợp với nhiều loại vật liệu bề mặt khác như veneer, acrylic, melamine, laminate….
- Bề mặt phẳng, dễ thi công nội thất
- Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên
- Vật liệu sẵn có, thời gian thi công nhanh
- Thích hợp với nhiều phong cách nội thất.
Nhược điểm của gỗ MDF
- Kém về khả năng chịu nước.
- Không thi công được những chi tiết phức tạp, trạm chổ như gỗ tự nhiên.
- Độ dẻo dai hạn chế, độ dày có giới hạn.
- Gỗ MDF được ứng dụng nhiều nhất trong nội thất gia đình và văn phòng với khả năng thay thế gỗ tự nhiên gần như hoàn hảo. Tùy vào mục đích của người dùng, gỗ MDF được đặc biệt ưa chuộng trong sản xuất các sản phẩm sau:
-Tủ quần áo, tủ bếp, giường ngủ, kệ tivi, kệ trang trí, tủ giày….trong nội thất gia đình.
-Tủ tài liệu, kệ văn phòng, bàn làm việc, tủ sách….trong nội thất văn phòng, kho xưởng, trường học,bệnh viện…
-Gỗ MDF chống ẩm thích hợp dùng cho một số yêu cầu có độ ẩm ướt như tủ lavabo, tủ bếp.
Cốt gỗ MDF dùng để phủ lớp ván lạng veneer hoặc trang trí bằng cách phủ Melamin Laminate cho các mục đích khác nhau.
- Ván MDF phủ Melamine là nền MDF hoặc HDF được phủ một lớp nhựa Melamin. Bề mặt hoàn thiện phủ Melamine in vân gỗ tạo vẻ đẹp chịu được nước và chống trầy xước bề mặt.
- Vì ván MDF phủ Melamine có giá thành phù hợp, màu sắc phong phú đa dạng và hiện đại, sản xuất nhanh nên hiện được ứng dụng nhiều nhất trong lĩnh vực nội thất.
3. Gỗ HDF
Gỗ hdf là loại gỗ có khả năng chống ẩm cao. Chúng được chia ra làm 2 loại là gỗ hdf thường và Black hdf. Gỗ công nghiệp Black hdf có màu đen có cấu tạo giống như gỗ hdf thông thường nhưng khi sản xuất được sử dụng với lực nén lớn hơn. Do đó, Black hdf không cần dán nẹp cạnh như gỗ công nghiệp thông thường mà vẫn đảm bảo được độ chắc chắn của đồ nội thất. Màu đen chỉ là chất nhuộm màu để bạn có thể phân biệt giữa 2 loại gỗ hdf với nhau, đây không phải chất tạo khả năng chống ẩm cho loại vật liệu này. Gỗ công nghiệp HDF siêu chống ẩm và Black HDF siêu chống ẩm có khả năng chịu nước khá tốt.
Thành phần cấu tạo của gỗ HDF
Gỗ công nghiệp hdf được cấu tạo từ 85% gỗ tự nhiên (thành phần gỗ tồn tại dưới dạng bột hoặc sợi nhỏ). Phần còn lại chất kết dính (thường là keo UF) và 1 số chất phụ gia như Parafin, chất làm cứng,…
Tuy nguồn nguyên liệu đầu vào tương tự như ván mfc và ván mdf nhưng do kích thước nguyên liệu nhỏ hơn và được nén ép dưới áp suất và nhiệt độ cao hơn nên gỗ hdf bền và cứng hơn các loại gỗ khác rất nhiều.
Ưu điểm của gỗ HDF
Gỗ hdf có tính cách âm, cách nhiệt tốt nên được ứng dụng rộng rãi trong cả nội thất nhà ở, nội thất văn phòng và những nơi công cộng như phòng học, công ty, khách sạn,…
Đây là 1 loại gỗ công nghiệp có độ cứng cao, chịu được tải trọng lớn, khả năng bám ốc vít tốt nên có thể cho ra những nội thất có độ bền cao. Tuổi thọ trung bình của gỗ hdf có thể lên đến hơn chục năm nếu như sử dụng và bảo quản đúng cách.
Loại gỗ này nhìn chung có đặc tính vật lý tốt hơn nhiều so với những người anh em của nó là gỗ mdf và gỗ mfc. Chúng cũng có bề mặt nhẵn, phẳng, dễ dàng ép các loại giấy trang trí như laminate, melamine, acrylic hay veneer lên bề mặt để làm đẹp cho đồ nội thất trong không gian của bạn.
Nhược điểm của gỗ HDF
Do có chất lượng tốt hơn nhiều so với gỗ mdf và gỗ mfc nên gỗ công nghiệp hdf có giá thành đắt hơn cả. Tuy nhiên, mức giá này hoàn toàn xứng đáng để bạn có thể sở hữu những món đồ nội thất vừa đẹp, vừa chất lượng.
Gỗ hdf cũng mang những nhược điểm chung của gỗ công nghiệp đó là không tạo được các kiểu dáng nội thất với đường cong mềm mại, không thể trạm khắc các họa tiết lên trên bề mặt.
Nhìn qua thì trông giống với gỗ MDF lõi thường. HDF được làm từ gỗ tự nhiên loại thường được nghiền mịn, trộn với keo chuyên dụng và ép gia cường với độ ép rất cao.
4. GỖ DÁN (Plywood)
Gỗ Plywood hay còn gọi là ván ép được ép từ những miếng gỗ thật lạng mỏng và ép ngang dọc trái chiều nhau để tăng tính chịu lực. Gỗ này có khả năng chiu lực tốt hơn MDF và MFC. Dòng gỗ này thường đi cùng với veneer để tạo vẻ đẹp rồi sơn phủ PU lên để bảo vệ bề mặt chống trầy xước và chống ẩm.
Ưu điểm của gỗ Plywood
- Khả năng chịu lực tốt, ít bị biến dạng, cong vênh hay mối mọt.
- Khả năng chống ẩm cực tốt và có thể sử dụng trong những môi trường có độ ẩm cao.
- Có khả năng bám vít, bám dính tốt
- Giảm thời gian xử lý nguội như sơn PU, chà nhám vì bề mặt tương đối mịn.
- Mức giá cạnh tranh so với những sản phẩm gỗ khác như gỗ ghép hoặc gỗ MDF.
Nhược điểm của gỗ Plywood là gì?
- Gỗ Plywood có nhược điểm đó chính là nếu không được xử lý tẩm sấy đạt tiêu chuẩn thường rất dễ bị cong vênh, bề mặt gồ ghề, không được bằng phẳng dẫn đến không đẹp mắt và thường bị tách lớp khi ở môi trường có độ ẩm cao.
- Khả năng kháng mối mọt thấp khi xử lý không tốt trước khi ép ván.
- Màu sắc không đồng đều, không tự nhiên như các loại gỗ MDF và MFC.
So với các loại gỗ tự nhiên, Plywood được đánh giá khá cao về chất lượng, độ bền, khả năng chịu lực cũng như sự phong phú về màu sắc, mẫu mã. Bên cạnh đó, chi phí giá thành của chúng cũng không quá cao như các loại gỗ tự nhiên. Đây là một trong những lý do khiến gỗ Plywood dần trở nên phổ biến trong thi công nội thất.
5. GỖ NHỰA
- Bản chất là bột nhựa + bột gỗ trộn với keo theo tỷ lệ phần trăm nhất định
+ Ván nhựa PVC có khả năng chịu nước tuyệt đối, chống ẩm mốc, ngăn chặn sự phá hoại của mối mọt đem đến độ bền vượt trội cho đồ nội thất; giảm sự lan toả đám cháy…
+Cùng với đó, là sự phong phú về độ dày: 5, 8, 10, 12, 15, 18mm, tấm nhựa PVC đáp ứng được mọi nhu cầu về ứng dụng nội thất từ tủ bếp, tủ chậu lavabo đến tấm ốp tường, trần nhựa, vách ngăn phòng… hay nội thất trường học, nội thất văn phòng, nội thất bệnh viện, nội thất tàu thuỷ…
Ưu điểm của ván nhựa picomat:
- Bề mặt cứng và nhẵn: phù hợp sản xuất tủ bếp; mặt bàn trường học, cửa hàng, showroom…
- Có thể sơn trực tiếp lên bề mặt nhựa
- Chịu nước, chống ẩm, mối mọt tốt: Ván nhựa PVC có khả năng chịu nước tuyệt đối 100%, chống ẩm mốc, ngăn chặn sự phá hoại của mối mọt đem đến độ bền vượt trội cho đồ nội thất. Vì vậy, gỗ nhựa Picomat có ứng dụng rất phổ biến trong môi trường có độ ẩm cao như: khu vực nhà bếp và phòng tắm. Ngoài ra, tấm Picomat cũng có thể được sử dụng trên tất cả các nơi trong ngôi nhà
- Độ bền vượt trội: Vật liệu Nhựa Picomat làm nội thất rất bền và có khả năng chống chịu tốt trong môi trường khắc nghiệt như : axit và kiềm nhẹ, môi trường có độ ẩm cao, môi trường nước biển…Vì thế, Các nhà thiết kế và thi công thường lựa chọn sản phẩm này cho: bàn ghế trường học, nội thất các căn phòng thí nghiệm và cả nội thất trên tàu thuyền…
- Dễ thi công: Tấm Nhựa Picomat có thể được gia công bằng các công cụ truyền thống. Các công cụ để gia công Gỗ Nhựa ( PVC Foam) cũng như tương tự như các công cụ dùng để gia công gỗ công nghiệp.
- Tiết kiệm chi phí: Quá trình sản xuất sử dụng tấm gỗ nhựa Picomat sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí: tẩm sấy, phun UV hay quá trình làm phẳng bề mặt…Quá trình thi công tấm gỗ nhựa Picomat không gây bụi như thi công gỗ tự nhiên.
Nhược điểm của ván nhựa Picomat:
Bên cạnh rất nhiều những ưu điểm của chất liệu nhựa Picomat thì vật liệu này cũng còn tồn tại nhược điểm chưa khắc phục được đó là: chất liệu ván gỗ nhựa chỉ thi công được kiểu hiện đại, không thể đục, trạm, khắc hoa văn, cầu kỳ như là gỗ tự nhiên. Hơn nữa, vì trong thành phần của gỗ nhựa thì có tới hơn 60% là nhựa nên sẽ giòn hơn và chịu lực kém hơn, khả năng bắt vít kém hơn gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp. Nên thông thường để vừa đẹp vừa vững chắc thì bạn nên kết hợp các loại gỗ với nhau. Nhưng các nơi có độ ẩm mốc và mối mọt cao thì bạn nên chọn gỗ nhựa Picomat để thi công.
Hiện nay gỗ công nghiệp được ứng dụng trong hầu hết các thiết kế nội thất bởi tính thân thiện với môi trường (không phải tàn phá những cánh rừng để lấy gỗ) và giá thành hợp lý. Hi vọng bài viết trên Nội Thất Phạm Nam giúp các bạn hiểu thêm được phần nào về các loại gỗ công nghiệp nhé.